Đắk Lắk tập huấn nâng cao năng lực về di cư, môi trường, biến đổi khí hậu và giới
Cập nhật lúc: 08:06 16/11/2020
Thực hiện dự án “Xây dựng năng lực ứng phó cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và xuống cấp môi trường” do Tổ chức Di cư Quốc tế IOM tài trợ, chiều 10/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) tổ chức tập huấn về mối quan hệ giữa di cư, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và bình đẳng giới cho cán bộ hội và các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan.
Các đại biểu tham dự buổi tập huấn
Chương trình tập huấn gồm 5 chuyên đề tập trung vào mối quan hệ giữa di cư, môi trường, biến đổi khí hậu và giới; tác động của môi trường, biến đổi khí hậu và di cư; thiên tai và các chính sách liên quan đến thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt Nam; quyết định di cư, lên kế hoạch và nhu cầu hỗ trợ di cư và lồng ghép di cư, giới và biến đổi môi trường vào trong chính sách. Trong mỗi chuyên đề, các đại biểu được trao đổi, thảo luận làm rõ các khái niệm liên quan đến di cư, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu; các nhu cầu về chính sách ứng phó với những vấn đề liên quan đến di cư, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và bình đẳng giới.
Chuyên gia của Tổ chức di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) truyền đạt tại lớp tập huấn
Lớp tập huấn nhằm giúp cán bộ ở tỉnh, địa phương hiểu rõ mối quan hệ di cư, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và tác động của chúng tới bình đẳng giới, đồng thời xác định nhu cầu cần thiết bảo vệ những người di cư, người có khả năng dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu và người di cư vì yếu tố môi trường; từ đó chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, trong đó ưu tiên phát triển các nhiệm vụ trọng tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai, thảm họa và khả năng chống chịu của cộng đồng.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh tham gia ý kiến tại lớp tập huấn
Đại diện huyện Ea Súp tham gia thảo luận tại lớp tập huấn
Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng, biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng đã gây trở ngại cho nhiều vùng, miền. Không tránh khỏi ảnh hưởng, tại lưu vực sông Sêrêpốk, tình trạng hạn hán ngày càng khốc liệt vào mùa khô, mưa lũ bất thường vào mùa mưa đã tác động tiêu cực đến đời sống sản xuất của người dân khu vực này.
Kim Bảo
Các tin khác
- Không để ai bị bỏ lại phía sau
- Tặng 100 suất quà cho bà con nghèo xã Ea Đáh, huyện Krông Năng
- Trao tặng 800 suất quà cho hoàn cảnh khó khăn tại huyện Krông Búk
- Từ 10/5, chi trả tiền hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng COVID-19
- Triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- DỊCH COVID-19: LÀM GÌ NẾU CÓ BIỂU HIỆN SỐT, HO, ĐAU HỌNG, KHÓ THỞ?
- Xót thương hoàn cảnh người mẹ già bị bệnh nuôi con gái tâm thần
- Hoàn cảnh khó khăn của một em bé bị ung thư