Kế hoạch trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2021 – 2030
Cập nhật lúc: 08:14 05/03/2021
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 1746/KH-UBND ngày 3/3/2021 thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030.
Bác sĩ làm quen và thăm khám cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. (Ảnh minh họa)
UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện, hướng dẫn các địa phương. Các Sở, ngành, địa phương huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.
Giai đoạn 2021 – 2025, hàng năm ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí rên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 100 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội. Ít nhất 80% trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.
Giai đoạn 2026 – 2030, hàng năm 90% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; khoảng 200 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội phù hợp tại cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội. Ít nhất 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.
Kế hoạch được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên hỗ trợ các địa phương có số người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người có nguy cơ tâm thần cao so với dân số.
Kim Bảo
Các tin khác
- Triển khai Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” Xuân Tân Sửu - 2021
- Hội Chữ thập đỏ TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo bị ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Công điện 1711/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch COVID-19
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đoàn trực tiếp hỗ trợ đồng bào vùng lũ tỉnh Hà Tĩnh
- Đắk Lắk tập huấn nâng cao năng lực về di cư, môi trường, biến đổi khí hậu và giới
- Chương trình chung sức hành động tiếp sức cho những người hùng nơi tuyến đầu chống dịch
- CỨU TRỢ CẦN AN TOÀN, ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG, ĐÚNG NHU CẦU
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng trọng điểm ngập lụt tỉnh Quảng Bình