Một ngày ghi nhận 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu
Cập nhật lúc: 08:22 25/08/2020
Hai trường hợp này gồm bệnh nhân nam 40 tuổi (dân tộc Êđê, ở buôn Trấp, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar) và bệnh nhân nữ 9 tuổi (dân tộc H’Mông, ở thôn Cư Tế, xã Cư Pui, huyện Krông Bông).
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Thành, Phó Giám đốc Sở Y tế, việc liên tiếp ghi nhận các trường hợp mắc bạch hầu trong thời gian gần đây là do người dân ở vùng sâu, vùng xa không tiêm vắc xin phòng bệnh. Các ca bệnh không có yếu tố dịch tễ liên quan với nhau, nhưng bản thân các bệnh nhân vốn là người lành mang trùng nên khi có tác động bởi điều kiện thời tiết và môi trường sống, vệ sinh không đảm bảo sẽ phát bệnh. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh lây lan rộng, tại 13 xã của 5 huyện có ca bệnh (Lắk, M’Đrắk, Krông Bông, Cư M’gar, Cư Kuin) ngành Y tế đã triển khai khoanh vùng, cách ly, phun hóa chất khử khuẩn, cho người dân uống kháng sinh dự phòng; đồng thời tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho nhân dân trên địa bàn.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho người dân xã Cư Prao, huyện M'Đrắk |
Được biết, tính đến ngày 21-8, khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận 156 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó Đắk Lắk có 38 trường hợp, Đắk Nông 39 trường hợp, Gia Lai 35 trường hợp và Kon Tum 44 trường hợp.
Lê Kim Hoàng
Các tin khác
- Sáng 26-8, bệnh nhân Covid-19 số 601 điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh đã được xuất viện sau 6 lần xét nghiệm âm tính với Sars-CoV-2.
- Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp I tại thành phố Buôn Ma Thuột
- Tổ chức khám bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo tại huyện Krông Năng và huyện Buôn Đôn
- Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 400 hộ nghèo tại huyện Krông Pắc
- Đặc biệt chú ý các mũi tiêm nhắc lại phòng bệnh bạch hầu
- Những điều cần biết về bệnh bạch hầu
- Không chủ quan với stress
- Phát triển bảo hiểm y tế vì sức khỏe toàn dân